'Mong tiền lương nhiều hơn năm trước' trở thành điều ước ngày tết
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.Giá xăng dầu hôm nay 10.4.2024: Xăng tăng tiếp tại kỳ điều chỉnh giá ngày mai?
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.
Từ ngày 2.5 dự kiến vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX
Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua Bình Dương có tổng chiều dài 52 km (đoạn qua Bình Phước dài khoảng 6,6 km) vừa được khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Cao tốc có điểm xuất phát từ đường Vành đai 3 TP.HCM (đoạn qua P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương) và kết thúc tại TX.Chơn Thành (Bình Phước).Theo thiết kế, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có các nút giao với đường Vành đai 3 TP.HCM (khu vực ngã sáu An Phú, TP.Thuận An), đường Vành đai 4 TP.HCM và đường ĐT.741 (đoạn qua TT.Tân Bình, H.Bắc Tân Uyên); nút giao cầu Khánh Vân (TP.Tân Uyên), đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng…Theo đó, người dân ở TP.Thủ Dầu Một muốn đi TX.Chơn Thành có thể nhập làn vào tuyến cao tốc này ở các nút giao cầu Khánh Vân (P.Khánh Bình, TP.Tân Uyên) hoặc nút giao ĐT.741 (TT.Tân Bình, H.Bắc Tân Uyên).Theo ước tính, từ nút giao cầu Khánh Vân (Km 7) đến điểm cuối cao tốc (Km 52) giáp ranh H.Bàu Bàng (Bình Dương) và TX.Chơn Thành (Bình Phước) có chiều dài khoảng 45 km; thời gian đi theo vận tốc thiết kế (100 km/gờ) mất khoảng 30 phút.Nếu đi từ nút giao ĐT.741 (Km 32) đến điểm cuối của cao tốc (Km 52, trên địa phận Bình Dương) có chiều dài khoảng 20 km, thời gian di chuyển theo vận tốc thiết kế hết khoảng trên 12 phút.Người dân đi từ ngã sáu (P.Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một) đến nút giao cầu Khánh Vân (dài khoảng 14 km), trong điều kiện thời tiết và giao thông bình thường mất khoảng 28 phút; đến nút giao ĐT.741 (dài khoảng 26 km), đi trong điều kiện bình thường hết khoảng 45 phút.Theo tình hình giao thông thực tế tại Bình Dương, người dân ở các phường Phú Mỹ, Phú Tân, Hòa Phú, Tân An, Hiệp An, Tương Bình Hiệp và Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một) đều có thể đi TX.Chơn Thành từ 2 nút giao kể trên là tiện nhất.Còn lại nếu ở các phường như: Phú Cường, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi (TP.Thủ Dầu Một) thì đi nút giao cầu Khánh Vân tiện lợi nhất.
Ngày 10.1, Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư phối hợp với Tỉnh đoàn Cao Bằng tổ chức chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025 tại tỉnh Cao Bằng. Tham dự chương trình có ông Trần Thắng, Phó bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư, cùng đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp T.Ư, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.Đoàn công tác đã thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại H.Hà Quảng, trong đó trao tặng 9 Ngôi nhà yêu thương cho đồng bào vùng cao là những hộ đang phải ở trong những ngôi nhà tạm dột nát. Là một trong những hộ được nhận nhà dịp này, anh Lục Văn Hoà (xã Lũng Nặm) cho biết, gia đình anh có 5 người, gồm mẹ già, hai vợ chồng và hai con nhỏ (một bé đang học mầm non và một bé 10 tháng tuổi) nhưng không có thu nhập ổn định, nên đời sống rất khó khăn. Gia đình anh được huyện đưa vào diện xóa nhà tạm dột nát và được Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư hỗ trợ kinh phí xây dựng.Dịp này, chương trình cũng hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 tuyến đường; hỗ trợ cơ sở vật chất Trường PTDT bán trú THCS Nặm Nhũng (H.Hà Quảng).Các đơn vị thuộc Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư cũng trao tặng 20 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; 10 suất quà cho người dân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ tại Đồn biên phòng Nặm Nhũng (H.Hà Quảng). Tổng kinh phí các hoạt động an sinh xã hội có trị giá gần 850 triệu đồng. Ban tổ chức cho biết, thông qua chương trình đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và tinh thần "tương thân, tương ái" của đoàn viên, thanh niên để chung sức giúp đỡ thanh thiếu nhi và nhân dân có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa.Chương trình cũng góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, qua đó tạo môi trường để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn.
Sẽ có nồi nước dùng 300 lít cho 1.000 bát phở tại Festival Phở 2024 Nam Định